Phát huy tiếng Việt Truyền Thống
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống

Đón nhận tất cả mọi nhắc nhở, cùng nhau giữ gìn, chấn hưng tiếng Việt. Nhắc nhở nhau về cách sử dụng chữ sai lệch, tối nghĩa, nghèo nàn, lai căng tùy tiện
 
HomeHome  Latest imagesLatest images  SearchSearch  RegisterRegister  Log in  

 

 So sánh nền giáo dục ở Việt Nam và nước Mỹ

Go down 
AuthorMessage
Admin
Admin



Posts : 178
Join date : 2019-02-13

So sánh nền giáo dục ở Việt Nam và nước Mỹ Empty
PostSubject: So sánh nền giáo dục ở Việt Nam và nước Mỹ   So sánh nền giáo dục ở Việt Nam và nước Mỹ EmptySat Mar 16, 2019 9:56 am

Donna Mai Hồng Thu

Nền giáo dục ở Việt Nam vẫn còn nhiều ảnh hưởng của triết lý Khổng Tử do bị nhiều năm sống dưới sự đô hộ của nước Trung Hoa. Trong gia đình, cha mẹ có quyền quyết định mọi luật lệ và con phải nghe theo không có quyền thắc mắc. Ở trường học, thầy cô giáo và ban giám hiệu nhà trường truyền tải kiến thức, gia đình và học sinh theo đó làm chuẩn mà học theo. Mục đính giáo dục bao gồm phát triển sở trường cá nhân, tính dân tộc và tinh thần dân chủ, khoa học của học sinh. Sau 1975 nền giáo dục ở Việt Nam càng ngày càng bị thoái hóa vì chính phủ đặt nặng vấn đề nhồi sọ học sinh về chính kiến ngay từ những lớp vỡ lòng. Họ không quan tâm đào tạo tài năng, rèn luyện trí đức cho thế hệ mai sau. Họ chỉ chú tâm nuôi dưỡng những con rối để làm bàn đạp vững chắc cho bước thang danh vọng của chính mình. Do đó, chính bộ giáo dục dần dần đã trở thành không chuyên nghiệp và không có lương tâm nghề giáo. Bằng cấp giả tràn lan khắp nơi. Trẻ nghèo và ở những vùng hẻo lánh không có cơ hội đến trường. Nạn mù chữ không mấy ai quan tâm bằng miếng cơm manh áo.
Ở Mỹ, nền giáo dục được chú trọng vào việc khuyến khích tinh thần dân chủ, tự do ngôn luận, phát triển theo bản năng và sở trường của con trẻ. Tất cả học sinh có khó khăn trong khả năng học hỏi đều được chăm sóc và dạy dỗ đặc biệt và cẩn thận. Học sinh tự kỷ và có khuyết tật được giúp đỡ tận tình và theo nhiều phương pháp khoa học. Có nhiều lớp dành riêng cho các trường hợp riêng biệt nếu các em không thể học được theo lối giáo dục căn bản. Ở Mỹ không có học sinh ngu, chỉ có học sinh có khả năng học hỏi khác nhau. Học sinh có thể nhảy lớp để học đúng khả năng. Học sinh có thể tự học ở nhà nếu cha mẹ kèm con theo đúng tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục. Học sinh có thể lấy bằng tốt nghiệp trung học dạng tương đương nếu không học đúng chương trình căn bản bình thường. Có nhiều lớp miễn phí rèn luyện kiến thức chuyên môn để thi lấy bằng tương đương tốt nghiệp trung học GED (General Education Diploma) cho mọi lứa tuổi.
Ở Việt Nam, học sinh chỉ cần chuyên tâm học hành có điểm cao và hạnh kiểm tốt. Sau 1975, phần đông học sinh có xuất xứ từ gia đình có công với cách mạng mới được xếp hạng xuất sắc, giỏi. Nếu chỉ giỏi toán, giỏi văn và các môn học khác, học sinh cũng không có tương lai tiến thân. Ở Mỹ, ngoài việc học giỏi các môn học cần thiết, nhà trường còn khuyến khích học sinh có tinh thần tập thể cao, học kỹ năng lãnh đạo, phát triển các sở thích riêng, môn thể thao thích hợp nào đó. Ngoài ra, tham gia sinh hoạt cộng đồng và các công tác từ thiện cũng được xem là một điều quan trọng không kém. Từ tiểu học, học sinh thường có những buổi đi thăm viếng, tham quan nhiều cơ sở làm ăn, viện bảo tàng, sở thú, khu văn hóa mỹ thuật để học thêm những kinh nghiệm thực tế ngoài sách vở. Sau giờ học, cha mẹ thường cho các con học thêm đàn dương cầm, vĩ cầm, hội họa hoặc bóng đá, bóng chày hay bóng rổ, võ Vovinam...v...v.....Thầy cô Việt thường mở lớp dạy kèm sau giờ học tạo môi trường giúp học sinh làm bài tốt hơn.
Nền giáo dục Việt Nam tập trung vào việc đào tạo các ngành nghề có lương bổng cao và có địa vị được trọng vọng trong xã hội. Nền giáo dục ở nước Mỹ coi nặng việc phát huy quyền tự do chọn các ngành nghề thích hợp với khả năng và sở trường của từng cá nhân. Cha mẹ có kiến thức luôn luôn khuyến khích và tạo cơ hội để con cái phát triển hết khả năng của mình. Cha mẹ và chính bản thân học sinh cũng có quyền lợi nêu ra những thắc mắc khi cần thiết. Gia đình thường làm gương để con cái học hành và phát triển sự nghiệp theo hướng đi định sẵn nếu có kể hoạch và chia sẽ rõ ràng. Cha mẹ thiếu kiến thức, con cái có thể nhờ trường học giúp đỡ nếu không thể tự định hướng cho mình. Trường học luôn có cố vấn sẵn sàng khi học sinh cần đến.
Ở Việt Nam học sinh khi vừa phải đi học đi làm, bất cứ lúc nào, vì hoàn cảnh bắt buộc. Ở Mỹ, học sinh vừa đi học đi làm thêm sau 16 tuổi để học cách tiêu xài đúng giá trị tiền mình tự làm ra. Những học sinh con nhà giàu, ở khu tốt, học trường tốt, kinh nghiệm sống cũng khác. Tuy nhiên, khả năng ứng biến của mỗi học sinh tùy thuộc vào cách sống của gia đình và môi trường giáo dục một phần, một phần do kinh nghiệm hội nhập trong xã hội theo từng giai đoạn mà tạo thành. Do đó, một số gia đình người Việt, mướn phòng để có địa chỉ ở khu tốt, con cái sẽ được học trường học tốt đến hết lớp 12 miễn phí, môi trường bạn bè đồng lứa cũng tốt hơn. Học miễn phí, thỉnh thoảng học sinh giúp bán hàng gây quỹ để giúp lớp học có thêm tiền vào những sinh hoạt ngoài khóa. Thầy cô giáo ở Mỹ không nhận quà cáp quá mức qui định và không có thông lệ phải tặng họ quà cảm ơn. Ở Việt Nam, từ lớp mẫu giáo cho tới lúc vào học đại học, ngoài tiền học ra, gia đình học sinh còn phải đóng rất nhiều chi phí khác. Nước Mỹ khuyến khích trẻ con càng học nhiều càng tốt với sự hỗ trợ tối đa của chính phủ khi cần. Trường học có chương trình giảm giá hoặc miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh gia đình nghèo. Trẻ em không đi học ở Mỹ, nếu bị bắt gặp, cha mẹ sẽ bị cảnh sát ghi giấy phạt. Lớn lên ở Mỹ không ai mù chữ. Luật lao động không cho phép mướn trẻ dưới 16 tuổi làm việc. Cha mẹ phạt, quở mắng và đánh trẻ con quá mức là vi phạm luật bạo hành. Sinh viên đại học có thể xin nhiều loại học bổng khác nhau tùy vào khả năng học hoặc sở trường riêng, nhất là nếu quá xuất sắc về một môn thể thao thông dụng nào đó. Sinh viên nghèo có thể xin trợ cấp học phí tổng cộng tương đương 6 năm đại học trung bình, hoặc trợ cấp học bổng nếu chịu làm việc trong trường. Ngoài ra, nhiều công ty có chương trình trả học phí cho nhân viên muốn học những ngành nghề liên quan đến chức vụ hiện có với một số điều kiện nhất định. Do đó, ở Mỹ, có thời gian và khả năng, chúng ta có thể học cả đời, tiền học chỉ là một phần trong những yếu tố để theo đuổi con đường học vấn. Những người học theo kiểu mọt sách hay gạo bài, khi ra đời nếu không lanh lợi, vẫn không thể tiến thân nhiều. Bằng cấp quan trọng nhưng không phải là tất cả để thăng tiến sự nghiệp. Kiến thức và tri thức song song là sức mạnh trong mọi xã hội.
Nói chung, hệ thống giáo dục ở Mỹ có tiêu chuẩn nhất định, ý nghĩa và đầy tính nhân bản. Nền giáo dục ở Việt Nam ngày càng thụt lùi so với thời đại và các nước tân tiến khác, cách xa, thua thiệt nhiều so với nền giáo dục ở Mỹ. Học giỏi hay thông minh, một phần do di truyền, một phần do tính cách riêng biệt của từng cá nhân, ảnh hưởng lớn nhất từ môi trường sinh trưởng và giáo dục. Người xưa có câu “cần cù bù thông minh”. Do đó, môi trường giáo dục đúng mức, là cơ hội cần thiết cho cả những người cần cù, bất kể mức độ thông minh. Đó là tánh nhân bản chỉ thấy ở hệ thống giáo dục Mỹ và các nước tân tiến. Ở Mỹ, không có học sinh ngu, chỉ có học sinh không chịu học hết khả năng của mình. Hệ thống giáo dục ở Mỹ không hoàn hảo một trăm phần trăm. Nhưng thầy cô giáo là những người có đào tạo chuyên môn đúng luật pháp. Phần lớn, họ có lương tâm nghề nghiệp cao, lương bổng trung bình so với nhiều ngành nghề khác. Thầy cô thường là những tấm gương sáng để học sinh gần gũi và noi theo. Ở Mỹ, giáo dục miễn phí từ tiền thuế của người dân, là một đầu tư thông minh. Học giỏi ra đời làm nhiều tiền, đóng thuế lại nhiều cho chính phủ. Ai học giỏi, khả năng ứng biến giỏi, kỹ năng giao tiếp cao, có đam mê sẽ dễ thành công và là người hữu ích cho xã hội. Ai học tàm tạm, siêng năng chịu khó, chú tâm học nghề chuyên môn, cần kiệm, an phận vẫn sống vui vẻ đàng hoàng, khá hơn ở Việt Nam rất nhiều.
Giáo dục tốt là nền tảng tạo sức mạnh tiến thân tốt trong xã hội. Theo thời đại phát triển công nghệ thông tin miễn phí toàn cầu, khi rèn luyện được kỹ năng suy luận sắc bén, tính kỷ luật cao, khả năng tự học giỏi, cha mẹ có thể giúp con em tự tìm cho mình những trang mạng dạy học miễn phí theo chương trình của các nước tân tiến hoặc của Mỹ.
Giáo dục thế hệ trẻ đúng hướng từ lớp vỡ lòng, là kim chỉ nam cần thiết để đưa con em đến một tương lai tốt đẹp, đầy triển vọng và nhân bản hơn. Hãy giúp con em học hiểu, phát huy lối suy nghĩ độc lập, tập trung phát triển sở trường riêng với niềm đam mê cầu tiến, để đi đến con đường thành công đúng cách và ý nghĩa hơn. Nếu không đủ tiền để các em học trường Quốc Tế trong nước, phụ huynh học sinh có thể cùng nhau tạo ra những trang, nhóm tự học để các em ghi danh và cùng giúp nhau học hỏi theo chương trình giáo dục Mỹ, sau giờ học. Quan trọng nhất là giúp con em học hỏi theo tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, thành người có đủ kiến thức và tri thức khi vào đời, với sự thành công không chỉ cho riêng mình, cho gia đình, mà còn giúp ích cho xã hội và thế hệ tương lai.
Back to top Go down
https://tiengvietruyenthong.forumotion.com
 
So sánh nền giáo dục ở Việt Nam và nước Mỹ
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC & SÁCH GIÁO KHOA THỜI VNCH .
» Ăn mặc sành điệu
» Bảng so sánh từ ngữ. Donna sưu tầm và biên soạn
» Nền giáo dục ở Mỹ
» “Người Việt” Giết Tiếng Việt!

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống :: Kiến Thức :: Xã Hội-
Jump to: