Phát huy tiếng Việt Truyền Thống
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống

Đón nhận tất cả mọi nhắc nhở, cùng nhau giữ gìn, chấn hưng tiếng Việt. Nhắc nhở nhau về cách sử dụng chữ sai lệch, tối nghĩa, nghèo nàn, lai căng tùy tiện
 
HomeHome  Latest imagesLatest images  SearchSearch  RegisterRegister  Log in  

 

 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC & SÁCH GIÁO KHOA THỜI VNCH .

Go down 
AuthorMessage
Donna Mai Thu




Posts : 10
Join date : 2019-02-22

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC & SÁCH GIÁO KHOA THỜI VNCH . Empty
PostSubject: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC & SÁCH GIÁO KHOA THỜI VNCH .   CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC & SÁCH GIÁO KHOA THỜI VNCH . EmptyTue Feb 26, 2019 9:05 pm

.. là bài viết công phu của TRẦN VĂN CHÁNH ... Qua sự tổng hợp tư liệu và phân tích, nhận định cho từng phần như trên, chúng ta nhận thấy chương trình học và sách giáo khoa miền Nam trước năm 1975 có cả những mặt ưu điểm lẫn khuyết điểm. Nhất là về chương trình, mặt khuyết điểm tồn tại khá nhiều, bị không ít nhà giáo dục lên án, đại khái cho rằng còn quá nặng mà lại thiên về cái học từ chương khoa cử thoát ly thực tế cuộc sống, vốn chịu ảnh hưởng chương trình học cũ của thời phong kiến và của Pháp. Tuy nhiên, các nhà chức trách giáo dục nói chung đã rất có thiện chí biết lắng nghe dư luận của các giới quan tâm, nên qua nhiều lần sửa đổi, chương trình học cũng ngày càng nhẹ đi, nhất là ngành giáo dục những năm cuối cùng của chế độ đã tích cực hướng sang chương trình giáo dục Tiểu học Cộng đồng bằng việc cộng đồng hóa 100% các trường tiểu học (theo Nghị định số 2463-GD/PC/NĐ ngày 25/11/1969), cũng như đã khởi động trên thực tế chương trình trung học tổng hợp với nội dung giảng dạy sát với đời sống hơn qua việc thử nghiệm ở Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức và một số trường khác ở các tỉnh.

Khi nghe lời phê bình gay gắt của các nhà hữu tâm với giáo dục, chúng ta dễ có cảm giác như thể tất cả các bộ chương trình Trung, Tiểu học do Bộ Giáo dục soạn ra đều hỏng bét hết cả nhưng thực tế chắc không phải vậy. Việc đời cũng như việc trị nước thông qua công trình tổ chức giáo dục quốc dân, bao giờ cũng có hai mặt, nếu “nhân bản, dân tộc, khai phóng” quá cũng chết, còn như ngược lại, cứ quá đà chạy theo khoa học-kỹ thuật thực dụng để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như bây giờ người ta hay nói cũng có chỗ không ổn. Vì phát triển khoa học-kỹ thuật hướng tới thực dụng mà không dựa trên nền tảng triết lý giáo dục nhân bản thì tất yếu cũng sẽ sinh ra nhiều điều tai hại, về mối quan hệ giữa người với người trong xã hội cũng như giữa con người với thiên nhiên, mà hậu quả là sự tha hóa con người và phá hủy môi trường sống, vô phương cứu chữa, như trường hợp Trung Quốc hiện nay sau mấy mươi năm “đại nhảy vọt” mà nhà cầm quyền Trung Quốc tự hào là thành công nhưng chính họ cũng đang phải xét lại nhiều mặt.

Cho nên bình tĩnh mà xét, có lẽ chúng ta cũng nên cảm thông sâu sắc với những nhà soạn thảo chương trình thời đó: nắm quyền “định đoạt” giáo dục trong tay với chút ít quan liêu chủ nghĩa, phần lớn họ đều được đào tạo trong thời Pháp thuộc, đã quen với những bộ chương trình học nặng nề dày cộp đầy lý thuyết của Pháp, nên tuy có thực tâm cải cách họ vẫn khó thay đổi tư duy nhanh chóng trong một sớm một chiều; mặt khác, họ cũng có phần hơi hào hứng, lãng mạn, lý tưởng ở chỗ đòi hỏi nỗ lực học tập quá nhiều ở con em mình, cũng như đã quá chú mục theo đuổi triết lý giáo dục nhân bản, nên dễ thoát ly thực tế. Tuy nhiên, nếu chọn một đường lối chiết trung nào đó thì có lẽ hay hơn, bởi một phần nếu học hành theo lối của họ bên cạnh cái dở cũng có nhiều điều bổ ích, trên thực tế đã đào tạo nên một thế hệ thanh niên tương đối tốt về chất lượng học vấn, nhất là ở chỗ họ không bao giờ quên phải giáo dục nhân cách con người và lòng nhân ái qua những bài học của các môn Văn, Sử, Đức dục, Công dân giáo dục…, trên tinh thần luôn không hoàn toàn đồng thuận với mọi sự kích động về lòng căm thù giữa đồng bào và đồng loại.

Còn về sách giáo khoa, chương trình học định ra thế nào thì sách giáo khoa cũng như thế ấy. Nói chung, về nội dung biên soạn tốt theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục, theo đúng triết lý “nhân bản, dân tộc, khai phóng” ở những môn khoa học nhân văn, và nhờ tính cạnh tranh trong quyền được tự do biên soạn của tư nhân và quyền chọn của người sử dụng nên phong phú đa dạng và ngày càng được cải tiến tốt hơn.


Đọc thêm, link an toàn
Back to top Go down
 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC & SÁCH GIÁO KHOA THỜI VNCH .
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» Sách giáo khoa trước 1975 Em học vần lớp 1 và.........
» Nền giáo dục ở Mỹ
» So sánh nền giáo dục ở Việt Nam và nước Mỹ
» Đường link những trang mạng có sách trước 1975
» Tủ sách giá trị

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống :: Diễn Đàn :: Tài Liệu-
Jump to: