Phát huy tiếng Việt Truyền Thống
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống

Đón nhận tất cả mọi nhắc nhở, cùng nhau giữ gìn, chấn hưng tiếng Việt. Nhắc nhở nhau về cách sử dụng chữ sai lệch, tối nghĩa, nghèo nàn, lai căng tùy tiện
 
HomeHome  Latest imagesLatest images  SearchSearch  RegisterRegister  Log in  

 

 Nhân bản và nhân văn

Go down 
AuthorMessage
Admin
Admin



Posts : 178
Join date : 2019-02-13

Nhân bản và nhân văn Empty
PostSubject: Nhân bản và nhân văn   Nhân bản và nhân văn EmptyTue Jun 18, 2019 8:26 pm

Hôm nay lạm bàn về tánh nhân bản. Ngày nay, người ta thường nhắc đến giá trị nhân văn mà thường quên mất giá trị thật sự trong mọi thông điệp của cuộc sống, chính là giá trị nhân bản. Giá trị nhân văn chỉ là một phần quan trọng của giá trị nhân bản. Giá trị nhân văn chỉ giới hạn trong tánh chau truốt mượt mà của văn chương, nhưng không nhất thiết có bao gồm những giá trị giáo dục về đạo đức xã hội và đạo làm người. Đôi khi giá trị nhân văn chỉ mang tính giải trí và giá trị văn chương. Nhưng giá trị nhân bản còn cộng thêm phần giáo dục và những thông điệp hữu ích trong cuộc sống. Hai giá trị có ý nghĩa khác nhau, có liên quan nhưng không đổ đồng như bây giờ.
Tiếng Việt phong phú đã bị mai một và đơn giản hóa một cách thiếu thận trọng và tai hại vô cùng. Đôi khi một cuốn sách hoặc bài viết có giá trị nhân văn không cao, nhưng giá trị nhân bản cao. Đôi khi có những người không thuộc tầng lớp văn chương nho nhã và lịch thiệp, nhưng quan niệm sống của họ luôn có tánh nhân bản, khi chọn làm người tử tế và có ý thức cộng đồng cao. Người có tính nhân bản sẽ không cậy tài, tự cao thái quá.
Cách phân biệt nhân bản và nhân văn đơn giản nhất phân biệt đạo làm người trong tính nhân bản và kiến thức văn học trong tính nhân văn. Khi chúng ta dạy trẻ "nhân chi sơ, tánh bổn thiện" "tiên học lễ, hậu học văn", là khi chúng ta xem trọng lối giáo dục thiên về nhân bản, có lễ là nhân bản, rồi mới học văn là nhân văn. Tính nhân bản quan trọng hơn tính nhân văn. Nó nhấn mạnh về tính người và trau dồi đạo đức làm người.
Khi ta trau dồi tính nhân văn, chúng ta được trau dồi kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, văn chương thi phú, mỹ thuật, triết học và lịch sử. Những người biết chữ, giỏi chữ, có kiến thức, chưa hẳn một trăm phần trăm học được tính nhân bản, là người đạo đức tốt. Nhưng có nhiều người, dù chưa hề đến trường, nhưng được một nền giáo dục gia đình cha ông có tính nhân bản truyền lại trong sự nuôi dưỡng; họ tôn trọng đạo đức xã hội và đạo đức gia đình, đạo đức làm người, biết trung hiếu chí tính, trung can nghĩa đảm, thì người đó có tính nhân bản cao. Dù có thể, họ chỉ ăn nói, cư xử bình dân, mộc mạc, không cần văn chương bóng bẩy hay kiến thức cao vời.
Tóm lại thì người có tính nhân văn cao, chưa hẳn sở hữu tính nhân bản cao. Những người có tính nhân bản cao, thì dù không cần kiến thức văn chương từ trường lớp hay văn bằng, họ vẫn có thể sống và đối nhân xử thế rất nhân văn.
Nếu có được cả hai tính cách này, thì cá nhân đó vẫn luôn phải học hỏi để trau dồi và gìn giữ nó. Vì cuộc sống không dễ dàng và thuận lợi, để hai tính đó có thể phát triển và len lỏi trong cuộc sống ở mọi cá nhân, trường hợp, không gian và thời gian. Nhưng nếu hiểu được ý nghĩa chính xác và mục đích cao cả của cả hai tính cách, chúng ta có thể duy trì và truyền lại cho thế hệ sau, để xã hội luôn giữ được tính nhân bản, và phát triển tánh nhân văn cao hơn.
Donna Nguyễn
Back to top Go down
https://tiengvietruyenthong.forumotion.com
 
Nhân bản và nhân văn
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» Nhân Quyền
» Tự do, dân chủ, nhân quyền
» Nhân danh tình yêu
» TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (10.12.1948)
» Kathy Trần với Dự luật phá thai vô nhân đạo chưa từng thấy

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống :: Kiến Thức :: Xã Hội-
Jump to: